Theo chân người Pháp đến Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ trước, giống cà phê thơm ngon bậc nhất vừa được gieo trồng đã tương thích với nền đất đỏ Bazan, thời tiết, khí hậu ở độ cao 1500m của Cầu Đất, biến nơi này trở thành thánh địa của Cà phê Arabica

Cụ Lê Văn Thọ (85 tuổi, ngụ xã Xuân Trường) nhớ lại: “Cách đây khoảng 60 năm, lúc tôi còn làm công nhân đồn điền cho người Pháp đã nghe nói đến loại cà phê nổi tiếng này. Khi ấy người Pháp thu hoạch cà phê ở Đà Lạt rồi chế biến tại chỗ, đóng gói gắn nhãn hiệu “Arabica du Tonkin” chuyển đi phục vụ giới thượng lưu, quý tộc và xuất khẩu sang nhiều nước. Còn với người bình thường thì hầu như không mấy ai được biết đến hương vị loại cà phê trồng ở Cầu Đất này”.

Bù lại khả năng chịu hạn cực kì tốt, thậm chí chỉ cần tắm nắng uống sương không phải tưới nước, Arabica cho quả năng suất thấp hơn những người anh em khác như Robusta (sinh trưởng ở độ cao 0-800m), có lẽ vì vậy mà hương vị của cà phê Arabica mới đặc biệt đến mức được cả thế giới tôn sùng.

Đáng tiếc là, diện tích trồng Arabica ngày càng bị thu hẹp do năng suất thấp, đầu ra không ổn định, người dân dần phá bỏ những rẫy cà phê chuyển sang trồng chè, rau, hoa… một câu chuyện quá quen thuộc với cây đặc sản Việt Nam không được chăm lo đúng cách!

Dù được bình chọn là 1 trong 7 vùng cà phê Arabica ngon nhất thế giới, chỉ đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu (chủ yếu là Robusta), số phận của những cây Arabica trứ danh Cầu đất vẫn phụ thuộc quá nhiều vào cái tâm – cái tầm của những người làm kinh tế nông nghiệp.

Bình Luận Facebook
25Tháng Chín
2017
  • 0

Gửi Bình Luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *